Kính là vật dụng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên dưới tác động của các tác nhân như tác động của con người hay tác động của thời tiết khiến kính trở lên bị ố vàng rất mất thẩm mỹ. Do đó, bạn nên vệ sinh kính thường xuyên để giữ gìn vẻ sáng bóng vốn có của kính.
Nguyên nhân xuất hiện các vết mốc “khó ưa” trên kính
Kính tuy là vật dụng rất cứng, tuy nhiên kính thường hay bị tác động mạnh của hai loại axit axit hydroflohydric và axit phốtphoric thường được sử dụng để chạm khắc và dùng trong trang trí kính. Với alkali có độ PH mà lớn hơn 7 thì sẽ rất dễ làm hỏng bề mặt kính. Khi để nước, bụi bẩn đọng quá lâu trên bề mặt kính, nước sẽ làm hỏng kính vì bề mặt của các tấm kính thường hấp thụ 1 lớp ẩm mỏng.
Các ion sodium ở trong kính thực hiện trao đổi với các nguyên tử hydro ở trong nước, tạo thành một lớp alkaly mỏng. Nếu lớp alkaly này không được thường xuyên lau chù sạch, nó sẽ nhanh chóng tạo thành các vết nước đọng trên bề mặt tấm kính và kính sẽ rất khó lau. Các vết bẩn, mốc khiến cho bề mặt kính trở nên ráp, xấu xí.
Kính bị ẩm lâu ngày hoặc để trong 1 môi trường mà có độ ẩm cao khiến dễ gây nên những vết mốc rấ mất thẩm mỹ. Nếu để quá lâu rất khó để làm sạch các vết ố này trên kính. Do đó, việc vệ sinh kính thường xuyên rất quan trọng.
Xem thêm: Lựa chọn cách vệ sinh kính đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian
Đề phòng kính mốc thế nào ?
Kính cần được để ở những nơi khô ráo, tránh ẩm trong quá trình lưu kho ở các nhà máy hay những công trường xây dựng. Tuyệt đối không để sơn, bê tông hay vôi vữa bám trên bề mặt kính. Cửa sổ nên đươc che chắn kín với băng dính hoặc các loại vải nhựa đến khi quá trình sơn và xây trát công trình hoàn thành.
Hướng dẫn vệ sinh vết mốc trên kính cho đúng cách
Để giữ kính bền cần rửa sạch kính rồi lau khô. Sử dụng dung dịch dùng để tẩy rửa phải có hàm lượng chất tẩy thấp. Cần nhớ là phải lau khô kính bằng khăn sạch và khô, nếu để khăn ướt sẽ làm bẩn kính.
Các vết dầu và các hợp chất dán kính đều cần được lau sạch bằng những dung dịch tẩy rửa nhẹ như xylen, methos hoặc toluen trước khi vệ sinh kính.
Khi lau cửa sổ không được để cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào kính. Tại khu vực nông thôn thì nên 6 tháng lau 1 lần, còn ở thành thị thì nên 3 tháng 1 lần vệ sinh kính. Các vùng biển hoặc khu công nghiệp thì vệ sinh1 đến 2 tháng 1 lần. Riêng các công trường xây dựng thì cần phải làm sạch ngay thường không ít hơn hai tháng lau 1 lần. Với các công trình này nên sử dụng dịch vụ vệ sinh kính để có hiệu quả tốt nhất.
Với bề mặt bị vết mốc khiến nhìn không rõ, nên sử dụng nước tẩy vết bẩn chuyên dụng tẩy mốc. Dùng các dụng cụ như giẻ ráp và các dung dịch có chứa cerium oxit. Để đảm bảo an toàn nên thử lên 1 vùng nhỏ ở trên kính trước khi làm sạch để tránh gây xước trên kính.
Với bề mặt bị hỏng nhiều và bẩn nên dùng các dung dịch đặc biệt tẩy rửa mạnh hơn như là Clearshield hay Antiris có khả năng làm sạch tốt. Bê tông, hồ, vữa mà dính vào tấm kính sau khi xây dựng thì cần phải vệ sinh ngay trước khi chúng đông cứng lại vì chúng rất khó lau sạch mà không làm hỏng tấm kính.
Để có thể xử lý các vết mốc trên kính dễ dàng mà không tốn nhiều công sức, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào dịch vụ vệ sinh kính an toàn, hiệu quả của Dịch vụ vệ sinh Tâm Việt. Với nhiều năm kinh nghiệm trong vệ sinh công nghiệp. Tâm Việt tự hào mang tới công nghệ vệ sinh, lau kính hiện đại và an toàn nhất hiện nay trên thị trường, đảm bảo làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất hiện nay.
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để có được dịch vụ vệ sinh kính chất lượng, giá rẻ nhất thị trường. Hãy để mỗi ngày làm việc của bạn là một ngày hoàn hảo và nhiều niềm vui.
Xem thêm: Top 3 cách vệ sinh kính chống nắng hiệu quả nhất cho nhà cao tầng